Sự thật về Intro Là Gì – Tìm Hiểu là ý tưởng trong content hiện tại của Kí tự đặc biệt Bathoang.vn. Đọc content để biết chi tiết nhé.
Intro video là phần mở đầu của video. Thông thường, phần intro sẽ kéo dài khoảng 5-30s với mục đích giới thiệu hay quảng bá thương hiệu cho nhân vật chính/chủ của video đó. Điều này giúp tạo thiện cảm và ấn tượng cho người xem video.
Bạn đang xem: Intro là gì
Intro MGM huyền thoại của Tom & Jerry
2. Vì sao một video lại không thể thiếu phần intro?
Đa số các video truyền thông, quảng cáo, phần intro luôn đóng vai trò rất quan trọng. Bởi, đây lúc logo, slogan hay hình ảnh đại diện của nhãn hàng xuất hiện với mục đích truyền tải thông điệp và quảng bá thương hiệu tới khách hàng của mình.
Source: Tân 1 Cú | Vlogger
Trên thực tế, chỉ mất chưa đầy một giây để tạo ấn tượng với người khác. Video cũng vậy, người xem thường sẽ chú ý đến những giây đầu tiên để quyết định có tiếp tục xem video nữa không. Do đó, hãy tận dụng phần intro này để dẫn dắt khán giả vào nội dung video mà bạn muốn truyền tải.
3. Một số lưu ý khi làm intro video
– Thời lượng
Một đoạn intro chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 5-30s để tạo cảm giác tự nhiên cho video và không làm người xem bị chán nản trước khi vào nội dung chính của video.
– Nhạc và hiệu ứng video
Việc chọn nhạc nền và hiệu ứng cho video là rất quan trọng bởi nó có tác động rất lớn đến người xem. Đôi khi, bạn chỉ cần nghe thoáng quá đoạn nhạc cũng có thể liên tưởng đến ngay video này.
– Lên ý tưởng và xác định mục đích của video
Phần intro có nhiều ý nghĩa khác nhau. Đây có thể là phần video bạn tạo ra để “nhá hàng” các phần tiếp theo của video hay quảng cáo, giới thiệu cho thương hiệu và sản phẩm nào đó,…. Mỗi mục đích khác nhau đều cần được xác định cụ thể để có ý tưởng và nội dung phù hợp với các phần khác của video.
4. Các phần mềm tạo intro video
– Adobe Premiere
Premiere là phần mềm đang được rất nhiều nhà làm phim nghiệp dư và chuyên nghiệp trên thế giới tin dùng. Nếu bạn muốn tạo intro video ấn tượng thì không thể bỏ qua phần mềm này. Chức năng chính của Premiere là dựng phim, biên tập hiệu chỉnh video và cho phép chia sẻ video trên các phương tiện truyền thông.
Xem thêm: Blink Là Gì – Nghĩa Của Từ Blink, Từ Từ điển Anh
Phần mềm này sở hữu nhiều tính năng, ưu điểm nổi bật. Hỗ trợ sản xuất video với độ phân giải cao lên đến 10.240 × 8.192, lên tới 32-bits mỗi điểm màu sắc, trong cả hai RGB và YUV. Chỉnh sửa âm thanh, hỗ trợ VST audio và âm thanh 5.1 trộn sẵn. Ngoài ra, phần mềm này có tính tương thích cao với 2 hệ điều hành phổ biến hiện nay là MacOS và Windows. Từ đó, hỗ trợ một loạt định dạng video với chất lượng tốt nhất.
– Adobe After Effects
Khác với người anh em cùng nhà, Adobe After Effects (AE) là phần mềm chuyên về hiệu ứng kỹ xảo, đồ hoạ chuyển động kỹ thuật số. Với phần mềm này, bạn có thể tạo những intro video với những chuyển động đồ hoạ ấn tượng cùng kỹ xảo chuyên nghiệp.
Đặc biệt, AE còn có khả năng tương thích tốt với nhiều phần mềm như Illustrator, Photoshop, Premiere Pro, Encore hay Flash đem lại sự đồng bộ và tiện lợi cho người sử dụng.
Việc kết hợp 2 phần mềm Premiere và After Effects chắc chắn sẽ giúp bạn tạo ra những thước phim tuyệt vời, ấn tượng không kém gì những siêu phẩm Hollywood đâu.
– Biteable
Khác với 2 phần mềm trên, Biteable là trang web cho phép người dụng tạo intro video online mà không cần tải về. Với website này bạn chỉ cần đăng nhập qua Facebook hay Google đã có thể sử dụng mọi tính năng trên này hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, phần mềm cung cấp rất nhiều tài nguyên intro video miễn phí cho bạn tham khảo và sử dụng.
– BluffTitler
Một số tính năng nổi bật của BluffTitler là cho phép chỉnh sửa và tạo hiệu ứng video đầy ấn tượng với hệ thống template và video hướng dẫn cơ bản, chi tiết. Bạn có thể dễ dàng sử dụng và tạo intro video ngay cả khi mới bắt đầu.
Xem thêm: Content Là Gì – Viết Cách Xây Dựng Content Thu Hút
Tạm kết,
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về intro video và có thể làm những intro thật ấn tượng, độc đáo. Nếu bạn muốn tự tay tạo ra một video hoàn chỉnh thì tham khảo ngayKHOÁ HỌC PREMIERE CƠ BẢN vàKHOÁ HỌC AFTER EFFECTS CƠ BẢN tại colorME nhé.
Chuyên mục: Hỏi Đáp