Tìm hiểu Bát Chánh đạo Là Gì, Tìm Hiểu Về Bát Chánh đạo là chủ đề trong content hôm nay của Kí tự FF Bathoang.vn. Theo dõi nội dung để biết đầy đủ nhé.
Trong cuốn “trái tim của bụt” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi giảng giải về “Đạo đế, Bát chánh đạo” đã đưa ra một ví dụ về con đường đưa tới sự giải thoát và an lạc. Thiền sư đã rút ra rằng: “Đạo không tách rời khỏi cuộc sống hiện thực của chúng ta, trong đó có những khổ đau mà chúng ta đã và đang trải qua. Đạo không phải tự trên trời rơi xuống đất. Đạo tức là con đường tìm ra ngay trong hoàn cảnh đau khổ”…
Bàn về Bát chánh đạo, thiền sư căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng đạo là phương pháp hành trì liên hệ mật thiết đến những khổ đau có thực của chúng ta”. Vậy thực tế nội dung Bát chánh đạo – con đường chuyển hóa đưa tới sự giải thoát và an lạc trong giáo lý nhà Phật là gì?
Bát chánh đạo là gì?
Trong bài giảng pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, ngài đã nhắc đến Đạo đế – một trong bốn chân lý của Tứ Diệu đế. Theo đó, để chứng ngộ được Đạo đế, giải thoát khỏi kiếp luân hồi và bước từng bước đến cõi niết bàn thì cần phải tu tập theo Bát Chánh Đạo.
Bạn đang xem: Bát chánh đạo là gì
Bát Chánh đạo hay Bát Chính đạo, Bát Thánh đạo (tiếng Phạn là: āryāstāngika – mārga) có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được đề cập trong Đạo đế. Con đường tám chi đó bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
Trong Phật giáo, con đường tám chi trong bát chánh đạo thường được biểu tượng bằng hình vẽ một chiếc bánh xe có 8 nan hoa.
Nội dung của con đường tám chi trong bát chánh đạo:
Chánh kiến
Chánh kiến là nhánh đầu tiên của con đường giải thoát đến sự an lạc. “Chánh” tức là ngay thẳng, là đúng đắn, “Kiến” là thấy, là nhận thức, sự nhận biết. “Chánh kiến” được hiểu là sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.
Theo Đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh đạo là phải hiểu đúng vì nó ảnh hưởng đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta về thế giới quan, nhân sinh quan. Chánh kiến không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “biết” lý thuyết mà nó còn là “hiểu” đến tượng tận, đặt sự “biết” trong chính trải nghiệm của chúng ta.
Giống như việc tìm hiểu về Tứ Diệu đế, trước nhất ta có cái nhìn tổng quan về bốn sự thật căn bản nhưng để thật sự “thấm” thì ta cần rành rẽ thế nào là khổ, là tập, là diệt, là đạo.
Vậy hiểu biết chân chánh tức là hiểu tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian đều do nhân duyên sinh ra, không có gì là trường tồn và nó luôn biến đổi; Hiểu rằng có nhân quả và nghiệp báo; Nhận thức được sự hiện hữu của ta, của mọi người, mọi vật tại thời điểm này; Nhận thức được khổ đau, vô thường, vô ngã của vạn pháp…
Chánh tư duy
Chánh tư duy là bước thứ hai của Bát chánh đạo, có nghĩa là suy nghĩ chân chánh, không trái với lẽ phải. Từ hiểu biết đúng (chánh kiến) khiến ta suy nghĩ đúng, hiểu được hành trình nào cũng có gian khó, cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn kiên trì và tin tưởng vào con đường của mình.
Suy nghĩ chân chánh chính là nghĩ đến, hiểu được nguồn cội gây khổ đau cho mình và cho người chính là vô minh, là tham – sân – si. Từ hiểu biết ta mới bước vào con đường tu tập, giải thoát cho bản thân mình.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Modifier Là Gì, Nghĩa Của Từ Modifier
Chánh ngữ
Chi thứ ba của Bát chánh đạo là chánh ngữ hay lời nói chân thật, ngay thẳng. Chánh ngữ là không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời đâm chọc người khác, không nói lời ác độc, không nói lời thô tục…
Trên con đường đi đến niềm an lạc, ta phải hiểu sức mạnh của lời nói tác động đến bản thân chúng ta và người khác. Tại sao một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gây thất vọng, giận dữ, tự ti nhưng lời khích lệ lại có thể “cứu” cả một con người?
Chánh ngữ tức là thực tập nói lời thành thật, ngay thẳng, hòa nhã, không thiên vị, nói lời giản dị, nói lời mang tính tuyên dương, nói lời sao cho mở ra cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi người…
Chánh nghiệp
Chánh nghiệp có nghĩa là hành động sáng suốt chân chánh. Luyện tập chánh nghiệp tức là làm điều thiện, không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, làm lẽ phải, tôn trọng sự sống của mọi loài, không làm hại đến nghề nghiệp, tài sản, địa vị của người khác, làm điều có đạo đức…
Nguồn gốc sinh ra thù hận, luyến ái, độc ác là do tâm tham – sân – si. Vì thế, khi thực tập làm điều thiện lương đúng đắn là khiến lòng tham – sân – si không khởi sinh lên được, từ đó mà đời sống được trong sạch, mọi người xung quanh được hưởng phước báo.
Chánh mạng
“Mạng” ở đây nghĩa là sinh mạng, sự sống. Phật giáo đề cao sự bình đẳng của mọi chúng sinh, mọi đời sống. Vì thế, Chánh mạng tức là làm nghề sinh sống chân chánh, thiện lương, không bóc lột, không xâm hại đến lợi ích của kẻ khác. Chi thứ 5 trong Bát Chánh đạo này khuyến khích việc sống đời trong sạch, tránh xa những nghề nghiệp có thể tạo nghiệp xấu về sau như: Buôn bán vũ khí, buôn người, đồ tể, bán độc dược, bán thú vật để giết hại ăn thịt…
Chánh tinh tấn
“Tinh tấn” có nghĩa là siêng năng, cố nắng, chú tâm. Chánh tinh tấn có nghĩa là cố gắng liên tục, không nản lòng tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà minh đang theo đuổi. Sự quan trọng của Chánh tinh tấn thể hiện ở chỗ nếu ta đặt ra vô số mục tiêu nhưng không kiên trì đến cùng với nó thì sẽ không thể gặt được quả ngọt. Chánh tinh tấn là thực tập tiêu diệt các tật xấu đồng thời vun đắp những điều tốt, thực tập trau dồi trí tuệ và phước đức, kiểm soát bản thân, lời nối, ý nghĩ sao cho đúng đắn, ngay thẳng.
Chánh niệm
“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chánh niệm được chia làm hai yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, còn “Chán quán niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai.
Như vậy, “Chánh niệm” tức là khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó. Ví dụ, khi ta đang ăn cơm ta ý thức rằng ta đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ ta ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải hành động xáo trộn bởi các yếu tố khác. Nhiều người ăn cơm nhưng không ý thức được mình đang ăn cơm vì suy nghĩ đang mải mê về công việc dang dở, về sự tức giận lúc ban chiều… nên ăn cơm lại như không phải đang ăn cơm mà lại thành một hành động vô thức.
Chánh định
“Định” ở đây được hiểu là thiền định, tập trung tư tưởng để tu tập. “Chánh định” có nghĩa là tập trung tư tưởng vào chân lý đúng, có lợi có mình và người khác.
Trên hành trình đến giác ngộ chân lý và niềm an lạc, chúng ta phải thực sự thực hành, thực hành liên tục chứ không thể chỉ dựa vào lý thuyết suông. Khi ta đạt được trạng thái định tâm – tập trung hoàn toàn vào mục đích, đối tượng thì tâm trí ta sẽ thấy được điều ta muốn.
Kết luận
Bát chánh đạo được nhắc tới trong kinh Trung bộ như sau: ““Do có chánh kiến, chánh tư duy khởi lên; Do có chánh tư duy, chánh ngữ khởi lên; Do có chánh ngữ, chánh nghiệp khởi lên; Do có chánh nghiệp, chánh mạng khởi lên; Do có chánh mạng, chánh tinh tấn khởi lên; do có chánh tinh tấn, chánh niệm khởi lên; do có chánh niệm, chánh định khởi lên; do có chánh định, chánh trí khởi lên; Do có chánh trí, chánh giải thoát khởi lên. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần”.
Xem thêm: Stick Out Là Gì
Như vậy, 8 chi nhánh của con đường Bát chánh đạo có mối liên quan mật thiết với nhau. Trên con đường hướng tới niềm an lạc, hạnh phúc thì ta cần thực hành Bát chánh đạo, cốt là để rèn thân – khẩu – ý của chính mình.
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienhoasen.org/a12600/bat-chanh-dao
https://www.niemphat.vn/bat-chanh-dao/
https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-but/bai-05-dao-de-bat-chanh-dao/
https://hoasenphat.com/kien-thuc-phat-giao/bat-chanh-dao-con-duong-giac-ngo.html
Chuyên mục: Hỏi Đáp