Sự thật về Esport Là Gì – đôi Nét Về Esport là chủ đề trong nội dung hôm nay của Kí tự đặc biệt FF Bathoang.vn. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.
Khái niệm và đặc điểm thường thấy của game eSport hiện đại
Thật ra cũng không có khái niệm nào để định nghĩa chính xác về một game eSport cả, nó khá vô chừng, kiểu như con game nào được mang ra thi đấu thì cũng có thể gọi là eSport vậy. Tuy nhiên định nghĩa được nhiều người công nhận nhất về game eSport. Nói đơn giản nhất thì eSport là thể thao điện tử, còn game eSport có thể hiểu là mấy con game được làm ra để tối ưu cho việc thi đấu thể thao điện tử. Thường thì game được công nhận là game eSport sẽ có một số đặc điểm cốt lõi như sau:
Tinh thần thể thao:
eSport có nghĩa là “thể thao điện tử” mà đã là thể thao thì nó được thiết kế để các game thủ có thể cạnh tranh kỹ năng với nhau một cách công bằng. Nói cụ thể hơn một chút thì là game hạn chế tối đa sự chênh lệch lợi thế về nhân vật giữa người chơi này và người chơi khác.
Bạn đang xem: Esport là gì
Cũng có một số tựa game cá biệt như Free Fire, thường bị cộng đồng game thủ eSport lên án vì vụ “sơn súng tăng dame” nhưng vẫn có thể tính là eSport. Vì khi vào giải đấu thì mấy ông tuyển thủ sẽ được trang bị tận răng không thiếu một thứ gì cả và mấy ổng sẽ bắn nhau một cách công bằng. Game chỉ bất công với mấy ông không chịu nạp tiền thôi, kiểu như “thể thao chỉ dành cho người giàu” ấy.
Còn một game khác mà mình muốn nhắc đến làm ví dụ nữa là Blade and Soul, tuy nó là một con game cày cuốc và muốn đạt cảnh giới “full gear” thì phải nạp số tiền rất khủng khiếp, nói chung là hút máu vờ lờ. Nhưng mà trong chế độ PVP thì người chơi sẽ có chỉ số ngang nhau, thắng thua đều là do kỹ năng cả.
Các giải đấu, sự kiện cộng đồng:
Bên cạnh đó thì yếu tố về giải đấu cũng được đưa lên hàng đầu. Mà đã đấu giải thì phải có người xem. Tất cả các game eSport đều ít nhiều sẽ có chế độ xem đấu giải (chế độ khán giả) để người xem có thể theo dõi trận đấu một cách trọn vẹn nhất. Mở rộng ra thì các tựa game eSport cũng được nhà phát triển cũng như các đối tác tập trung không chỉ online mà cả offline, thêm vào đó là các sự kiện về cộng đồng nữa.
Thay đổi liên tục:
luật của các tựa game eSport cũng được cập nhật liên tục, một phần là tránh game thủ lạm dụng các chiến thuật cũ, một phần là đem lại sự hứng thú cho người chơi lâu năm. Nhiều tựa game cũng có các bản cập nhật về đồ họa để giữ cho game không bị lỗi thời và giữ được diện mạo đủ hấp dẫn với người chơi mới. Ví dụ điển hình nhất mà anh em game thủ Việt Nam mình có thể thấy là LOL có bày ra mấy cái season (mùa giải), buff nerf tướng, sửa bản đồ… lung tung beng lên hết khiến cho meta thay đổi liên tục. Mà nếu LoL không có meta thay đổi liên tục thì chắc chắn là nó không bao giờ hấp dẫn người ta đến vậy.
Khả năng thương mại:
Game eSport không chỉ mang lại giá trị lâu dài cho nhà phát triển, game thủ mà phải thu hút các đối tác khác đầu tư nữa. Đó là lý do mà các giải đấu thường xuất hiện các nhà tài trợ, họ đổ tiền vào làm giải để dùng hiệu quả quảng bá thương hiệu của mình luôn. Ngoài ra thì các đội tuyển eSport chuyên nghiệp cũng thường được chống lưng bởi các doanh nghiệp, ví dụ như sau lưng đội tuyển Cerberus (Liên Minh Huyền Thoại) thì có GearVN. Thể thao tạo ra giá trị thương mại thế nào thì thể thao điện tử cũng làm được như vậy.
Nền eSport về bản chất là một hệ sinh thái mở, khác với hệ sinh thái khép kín của game AAA, vốn là hệ sinh thái khép kín. Một khi đã bán game ra rồi thì chỉ có thể “bào” thêm bằng DLC thôi.
Xem thêm: Gradient Descent Là Gì – Thuật Toán Tối ưu Gradient Descent
Giá trị lâu dài:
Chính vì sự thay đổi liên tục và khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài nên game những game eSport một khi đã thành công thì rất khó bị lỗi thời, chúng giống như những bộ môn thể thao thực thụ, có thể làm cơ sở để làm nền tảng cho sự nghiệp của các tuyển thủ. Những tựa game eSport thành công như Dota, LOL hay Starcraft chính là những tựa game điển hình. Một ví dụ cụ thể hơn nữa là trường hợp anh chàng tuyển thủ chuyên nghiệp “Chim sẻ đi nắng” vẫn đánh Đế Chế (AOE) ầm ầm cả chục năm nay, mà con game này ra đời từ năm 1997 cơ.
Hiện nay thì thì các thể loại game phổ biến nhất thường được mang ra để thi đấu eSport là MOBA (cái này thì ai cũng biết rồi, khỏi giải thích), FPS (bắn súng góc nhìn thứ nhất) và RTS (chiến thuật thời gian thực), Fighting (mấy game đánh nhau kiểu Street Fighter với Mortal Kombat ấy), Card Game (mấy con game thẻ bài) và mới nhất thì có thể kể đến Battle Royal (quất nhau cho đến khi người chơi/team cuối cùng còn trụ lại được).
Sau đây là một số thông tin cơ bản mà có thể anh em sẽ muốn biết thêm về eSport!
eSport
eSport/e-sport hay còn được anh em biết đến dưới cái tên thuần Việt hơn là “thể thao điện tử” có khái niệm cơ bản nhất là một hình thức tổ chức thi đấu trò chơi điện tử (video game) giữa nhiều game thủ, đặc biệt là các game thủ chuyên nghiệp (tuyển thủ eSport). Các giải đấu eSport có từ những năm 72 cơ, lúc mà các game 8-bit mới chớm nở ấy. Chỉ là nó không phổ biến cho đến mãi sau này mà thôi.
Thi đấu eSport thời kỳ đầu chỉ bao gồm những tựa game đơn giản kiểu như Tetris, Donkey Kong, Pacman… thôi, người ta sẽ thì đấu với nhau rồi tính điểm xem ai cao hơn, chủ yếu là vậy. Sau này thì khi mấy con game đánh nhau ra đời, cho phép nhiều người chơi có thể tương tác trực tiếp với nhau thì chúng có thể xem là những con game tiêu biểu cho nền eSport. Tuy nhiên eSport thời kỳ này vẫn còn khá sơ khai.
Thể thao điện tử trực tuyến
Kỷ nguyên mới của eSport chỉ thực sự đến khi Intephát triển vào giữa đến cuối thập niên 90, đủ nhanh để mở ra cơ hội cho game online được phát triển đặc biệt là trên nền tảng PC, giúp kết nối người chơi từ khắp nơi về một sân chơi duy nhất. Những tựa game eSport phổ biến trong thời kỳ này có thể kể đến 3 cái tên là Counter-Strike, Quake series và Warcraft. Đây chính là những yếu tố nền móng quan trọng của nền công nghiệp game eSport mà chúng ta vẫn biết ngày nay.
Game eSport những năm 2000 đến 2010 có thể xem là thời hoàng kim của thể loại FPS và RTS trong nền eSport. Sau đó thì đến khi MOBA, một thể loại con của RTS trỗi dậy với những tựa game như Dota, LoL thì chúng đã được thế giới đón nhận một cách nồng nhiệt và nhanh chóng trở nên phổ biến, đến năm 2017 thì PUBG đã tạo ra một cơn sốt mới khiến cho cả thị trường từ các nhà làm game đến người chơi đều chạy theo thể loại Battle Royale.
Xem thêm: Perception Là Gì – Nghĩa Của Từ Perception
Cũng trong giai đoạn 2010 này, thể thao điện tử đã phát triển nhanh một cách rõ rệt cả về số lượng giải đấu, tiền trưởng trong từng giải đấu và lượng người theo dõi do sự bùng nổ của các phương tiện live stream. Đến nay thì game RTS tuy vẫn còn một mức độ phổ biến nhất định nhưng đã gần thoái trào, Game FPS thì tuy khá hơn nhưng vẫn không còn giữ vị trí quan trọng trong nền eSport như trước nữa. Battle Royale đã bước qua giai đoạn bùng nổ hồi 2018, đầu 2019 và lọc ra được những tựa game chưa thực sự hay, chỉ còn những game đỉnh nhất mới tồn tại được. Chỉ có MOBA mới giữ phong độ tốt nhất và trở thành thể loại mà đa số mọi người nhắc đến đầu tiên khi nói về game eSport.
Chuyên mục: Hỏi Đáp