Chia sẻ Bà La Môn Là Gì là ý tưởng trong bài viết hiện tại của Kí tự đặc biệt FF Bathoang.vn. Theo dõi bài viết để biết đầy đủ nhé.
Đạo Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca.
Bạn đang xem: Bà la môn là gì
Đạo Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà giáo) ở Ấn Độ, một tôn giáo cổ nhất của loài người.
Đạo Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì biến thành Ấn Độ giáo.
Những công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như: Konarac, Kharujaho, Mahabalipuram, Angkor Watt, Loro Jong Grang, Tháp Chàm ở Việt Nam và nhiều tác phẩm triết học lớn của Ấn Độ như Ramayana, Mahabharata, đều ra đời trên nền tảng của Đạo Bà-La-Môn.
Đền Konarack, Mahabalipuram và Angkor Watt
Chúng ta lần lượt khảo sát Vệ-Đà giáo, Đạo Bà-La-Môn và Ấn Độ giáo.
1.Vệ-Đà giáo
Đây là một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ và cổ nhất của loài người. Gọi là Vệ-Đà giáo vì tôn giáo này xây dựng giáo thuyết trên Kinh Vệ-Đà. (Véda: Phiên âm Vệ-Đà hay Phệ-Đà, nghĩa là Thông hiểu).
Vệ-Đà giáo thờ cúng thiên nhiên, gồm nhiều tín ngưỡng, có nghi lễ, có bùa chú, do các truyền thuyết của thổ dân da đen Dravidian ở bán đảo Ấn Độ, phối hợp với các tín ngưỡng của dân tộc da trắng từ phương Tây Bắc đến xâm lăng, nhất là dân da trắng Aryan tràn vào phía bắc Ấn Độ, khoảng 1550 năm trước Tây lịch.
Bộ Kinh Vệ-Đà viết bằng tiếng Phạn, của người Aryan, gồm 4 tập, trong đó có các bài hát ca tụng Thần linh, những lời cầu nguyện, nghi thức tế tự và các câu phù chú bí mật, kể ra như sau :
1.1. Rig Véda
Phỏng theo ý mà dịch thì Rig Véda có nghĩa là Luận rõ về sự khen ngợi (tán tụng), hình thành vào thế kỷ thứ 20 TTL (trước Tây lịch), gồm 10 quyển, tập hợp các bài ca ngợi Thần linh, được 1028 bài.
1.2. Sama Véda
Phỏng theo ý mà dịch thì Sama Véda có nghĩa là Luận rõ về các sự ca vịnh, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, gồm các bài dùng để hát xướng khi cúng tế, tổng cộng 1549 bài.
1.3. Yayur Véda
Phỏng theo ý mà dịch thì Yayur Véda có nghĩa là Luận rõ về các việc tế tự cầu đảo, trong ấy bao gồm các bài cầu nguyện trong nghi thức tế lễ.
Ba loại Kinh Véda trên được xử dụng trong thời gian tế lễ, đều do hàng Tăng lữ tùy nghi chủ xướng, phúng tụng.
1.4. Atharva Véda
Sưu tập các chú thuật, không quan hệ đến việc cúng tế, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, tổng cộng có 20 quyển. Tuy chủ yếu chép các phép thuật và bùa chú, nhưng xen kẽ vào đó có các bài khoa học làm mầm móng cho Thiên văn học và Y học sau này.
Bốn bộ kinh Véda trên, sau này đều có những sách viết bằng tiếng Phạn giải thích riêng cho mỗi bộ.
Giáo lý cơ bản của Vệ-Đà giáo cho rằng, con người thường xuyên có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Do đó, chỉ có cúng tế, cầu đảo thì con ngườimới được Thần linh phù hộ trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như: Thịt, bơ, sữa, rượu, được dâng lên Thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.
Việc cúng tế Thần linh rất quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Tăng lữ Bà-La-Môn sau này.
2. Bà-La-Môn giáo
Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ.
Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.
Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.
2.1.Sự phân chia giai cấp xã hội
Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.
2.1.1. Giai cấp trên hết là các Tăng lữ Bà-La-Môn
Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.
2.1.2. Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ
Họ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
2.1.3. Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá
Họ được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.
2.1.4. Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La
Họ được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.
2.1.5. Giai cấp thứ năm là Chiên-Đà-La
Đây là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …
Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.
2.2. Giáo luật
Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bậc: Sơ khởi, Trung và Thượng.
– Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa. Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm: Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.
– Bậc trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng này đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda. Bộ Kinh thứ tư này có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú.
– Bậc thượng là bực cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng này chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.
Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng.
Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ. Vị Giáo Chủ này có 70 vị sư phụ tá.
Các Tăng lữ Bà-La-Môn phải giữ 10 Điều Giới luật:
1. Nhẫn nhục.
2. Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác).
3. Điều độ.
4. Ngay thật.
5. Giữ mình trong sạch.
6. Làm chủ giác quan.
7.Biết rành Kinh Luật Véda.
8. Biết rõ Đấng Phạm Thiên.
9. Nói lời chân thật.
10. Giữ mình đừng giận.
2.3. Thuyết Ashrama
Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự tôn giáo, kể ra sau đây:
2.3.1. Phạn hành kỳ
Theo thầy học tập Kinh Vệ-Đà, tiếp thu huấn luyện tôn giáo, thời gian là 12 năm.
2.3.2. Gia trú kỳ
Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sinh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống. không vi phạm chống lại bổn phận của một tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và bố thí.
2.3.3. Lâm thế kỳ
Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thân chứng ngộ được Đấng Brahma.
2.3.4. Độn thế kỳ
Bỏ nhà đi vân du 4 phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.
2.4. Brahman và Atman
– Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế.
– Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.
Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hợp nhất với Brahman.
Nhận thức được Chân lý này, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.
2.5. Nghiệp báo – Luân hồi
Kinh Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.
Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc luân hồi chuyển kiếp của linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn, và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở, và có thể bị trừng phạt đọa đày.
Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu này quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số tín đồ theo việc thờ cúng Thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình và làm việc từ thiện.
3. Ấn Độ giáo
Tín đồ Hindu đổ về ngôi đền ở Batu Caves,Kuala Lumpur khi mặt trời lên trong lễ hội Thaipusam (hình trái).
Xem thêm: Ensure Là Gì – Ensure Trong Tiếng Tiếng Việt
Lễ hội thần Đầu voi (Lễ hội Ganesh Chaturthi-hình phải), thường kéo dài 10 ngày, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, kỷ niệm ngày sinh của của thần Ganesh đầu voi thân người. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, tượng thần Ganesh được đặt lên xe, rước qua các thành phố trước khi được nhúng xuống một dòng sông, ao hồ, biển.
Đạo Bà-La-Môn là quốc giáo của nước Ấn Độ. Nhưng khi Phật giáo của Đức Phật Thích Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bà-La-Môn thu hẹp dần. Qua nhiều lần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa của dân chúng, đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, Đạo Bà-La-Môn biến thành Ấn Độ giáo (nói tắt là Ấn giáo) và còn được gọi là đạo Hindu.
Thế kỉ 18 thì từ “Hindoo” (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ “Hinduism” trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ “Hinduism” – được dịch là Ấn Độ giáo ở đây – không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.
Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm. Khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng. Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo (Hindu) chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định. Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại, ví như Hồi giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Kì-Tô giáo. Cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai. Danh từ Ba Tư “Hindu” chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hy Lạp là “Indian”, và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india). Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.
Ấn Độ giáo vẫn giữ những nét chính của Đạo Bà-La-Môn, thờ Đấng Brahma, về sau thờ thêm 2 Đấng nữa là Civa (Siva) và Vishnu hay Christna.
-Đấng Brahma là Thần Sáng tạo,
-Đấng Civa là Thần Tranh đấu,
-Đấng Vishnu là Thần Bảo tồn.
Ba Đấng ấy hợp lại gọi là Tam vị Nhất thể. (Đạo Cao Đài gọi 3 Đấng ấy là Tam Thế Phật, cai quản 3 Ngươn: Thượng Ngươn, Trung Ngươn và Hạ Ngươn, có đúc tượng đặt trên nóc Bát Quái Đài, Tòa Thánh Tây Ninh).
Ấn Độ giáo còn thờ các vị Thần thuở xưa khác như:
– Thần Sấm Indra.
– Thần Mặt Trời Surya
– Thần lửa Agni
– Thần gió Vayu.
– Thần không trung Varuna.
Ấn Độ giáo vẫn giữ sự phân chia giai cấp của xã hội giống như Đạo Bà-La-Môn.
Ấn Độ giáo phân thành nhiều Chi phái, chủ yếu có 2 phái lớn là Vishnu và Civa (Siva), đồng thời nuôi dưỡng nhiều môn phái triết học mà nổi tiếng nhất là 2 môn phái: Védanta và Yoga.
Để dễ dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng, ở giai đoạn này, nhiều nghi thức tế lễ được đơn giản hóa, những sự hiến tế súc vật tốn kém được bãi bỏ. Đến thế kỷ 19 và 20, một số nhà hoạt động nổi tiếng của Ấn Độ giáo như: Ram Mohan Roy, Rama Krishna, Viveka Nanda, đã làm cuộc canh tân lớn đối với Ấn Độ giáo, phục hồi những giá trị cơ bản và loại trừ các yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của Đạo này. Chính nhờ khả năng thay đổi thích ứng mà Ấn Độ giáo vẫn luôn luôn là tôn giáo chính của người Ấn và có ảnh hưởng sâu xa đến mọi tầng lớp dân chúng từ xưa tới nay.
Theo thống kê sơ lược năm 1980, Ấn Độ giáo hiện nay có tới 554 triệu tín đồ, đa số là người Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, những hoạt động mang tính quốc tế của Ấn Độ giáo rất phong phú :
Năm 1979 tại Allahabad (Ấn Độ), năm 1980 tại Colombo (Tích Lan), năm 1981 tại Népal, đã lần lượt triệu tập Đại hội các tín đồ theo Ấn Độ giáo trên toàn thế giới, để thảo luận các vấn đề khó khăn của Ấn Độ giáo, làm thế nào cho Ấn Độ giáo thích ứng đời sống văn minh của dân chúng hiện đại, và thiết lập những mối liên hệ quốc tế giữa Ấn Độ giáo với các tôn giáo khác một cách hữu nghị tốt đẹp.
Phỏng theo: Đạo cao đài và các tôn giáo khác. http://www.daotam.info/tusachdd.htm Và https://vi.wikipedia.org/wiki/
*
* *
Ấn Độ giáo
Biểu tượng của Ấn Độ giáo được thế giới biết đến
Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.
Ngôi đền Batu Caves,ởKualalamper, Malaysiacó bức tượng Chúa tể Murugan cao thứ 2 trên thế giới là nơi thu hút các tín đồ trong lễ hội Thaipusam.
1. Khái niệm “Ấn Độ giáo”
Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du phương thường nhắc đến tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ và thường gọi người bản xứ này là “ngoại đạo” (en. pagan, de. Heiden) nếu họ không tự nhận là theo một trong tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo). Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là Heyden (Heiden). Đến thế kỉ 18 thì từ “Hindoo” (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ “Hinduism” trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ “Hinduism” – được dịch là Ấn Độ giáo ở đây – không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.
Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ “Hinduism”, “Ấn Độ giáo”, không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.
Một cách gọi thường gặp nhưng không chính thức và cũng không chính xác của tín đồ Ấn giáolà “Pháp trường tồn”. Các tên khác như Ấn giáo Phệ-đà hoặc Bà-la-môn giáo chỉ nêu được những nhánh của Ấn Độ giáo mà thôi.
2. Những chi phái Ấn Độ giáo quan trọng nhất
2.1. Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ
Lưu vực sông Ấn Độ với hai trung tâm Mohenjodaro và Harappa, thuộc Pakistan hiện nay
Tôn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ (hưng thịnh khoảng 2300-1750 TCN) chỉ có thể được dựng lại một cách khiếm khuyết từ các công trình khảo cổ. Nhìn chung thì các cách diễn giảng những di tích này đều nhất trí ở điểm là những thành phần của nền văn hoá Indus vẫn tiếp tục tồn tại và có phần được hấp thụ bởi những tôn giáo cổ điển khác của Ấn Độ. Các hình tượng trên những con ấn bằng đá steatite (talc) ở những nơi như Mohenjodaro, Harappa và những khu định cư khác cho thấy những vị thần cây, được các nhà nghiên cứu xem là tiền thân của các loài La-sát và La-sát nữ sau này. Một hình Thần thểtrong tư thế ngồi của một hành giả Du-già cho thấy là có thể nguồn gốc của Du-già bắt đầu từ thời văn minh Indus. Người ta cũng tìm thấy một Thần thể ngồi giữa đám thú, được xem là Thú chủ, “chúa tể loài cầm thú” và – có thể là sai – tiền thân của thần Thấp-bà. Hình tượng được xem là dương vật dựng đứngcủa Thấp-bà có lẽ chỉ là một sợi thắt lưng lỏng và vì những thần thể này mang trang vật trên cánh tay nên các nhà khảo cổ chưa xác định được đây là hình tượng nam hay nữ. Tắm rửa theo nghi lễ giữ một vai trò quan trọng vì có nhiều dấu tích của những nhà tắm trang trọng được xây rất công phu (có thể được hấp thụ bởi các nhánh tôn giáo Ấn Độ sau này dưới dạng cái ao ở đền thờ). Tuy nhiên, người ta không tìm thấy dấu tích của một ngôi đền thờ nào. Việc diễn giảng những vòng đá như dương vật Thấp-bà và âm hộ (nền của các vòng đá) và các tượng phụ nữ bằng đất nung như các vị Thiên mẫu vẫn là những phỏng đoán.
2.2. Ấn giáo vệ-đà
Nguồn gốc và thánh điển
Một trang của Lê-câu-phệ-đà bản tập, ấn bản của nhà Ấn Độ học Max Müller, trình bày hai câu kệ Puruṣasūkta, 10.90, với chú giải của Sāyaṇa
Với tư cách là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với thánh điển còn lưu lại, Ấn giáo Phệ-đàgiữ một vai trò đặc biệt trong việc nghiên cứu tôn giáo sử của Ấn Độ. Tôn giáo này có nhiều điểm rất giống tôn giáo Cổ Iran và qua tên của các vị thần, người ta có thể thấy được mối quan hệ với tôn giáo La Mã, Hy Lạp và Điều Đốn (người Đức thời xưa). Trong một văn bản hợp đồng của Mitanni (một đế quốc Ấn-Ba Tư miền bắc khu vực Lưỡng Hà), người ta tìm thấy tên của các vị thần Phệ-đà như Mật-đa-la, Phạt-lâu-na, Nhân-đà-la và các Mã Đồng.
Tín đồ Phệ-đà giáo là những bộ tộc bán du mục, du nhập Ấn Độ từ miền Tây và Tây bắc trong khoảng thời gian 1700-1200 trước CN qua nhiều đợt. Họ tự gọi là Nhã-lợi-an. Tôn giáo của họ thuộc hệ đa thần với cơ sở nghi lễ tôn giáo là việc cúng tế thần linh. Người thực hiện cầu đảo thần linh bằng một bài tán tụng. Đàn tế lễ được lập một cách nghiêm trang với ba loại lửa, việc tế lễ được thực hiện bởi nhiều tế sư khác nhau cùng với các bài kệ tụng, câu tế đảo, và các chân ngôn. Vật tế lễ là Tô-ma, thú vật, bơ lỏng, ngũ cốc và thực phẩm đã được nấu chín. Tổ tiêncũng được cúng tế. Bốn bộ Phệ-đà (Tứ Phệ-đà) là những tác phẩm tôn giáo và thi ca sớm nhất của gia đình hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Trong bốn bộ này, Lê-câu-phệ-đàgiữ một vai trò đặc biệt, bao gồm mười mạn-đà-lavới 1028 bài tán tụng (vì vậy cũng được dịch nghĩa là Tán tụng minh luận). Lê-câu-phệ-đà được xem là nguồn văn bản cổ nhất ghi lại các khái niệm thượng đế và thần thoại của những người Nhã-lợi-an Phệ-đà. Công trình biên tập Lê-câu-phệ-đà có lẽ được kết thúc vào khoảng 1000 TCN.
Bốn bộ Phệ-đà cùng với các bộ Phạm thư (có nội dung chỉ rõ nghi thức tụng niệm, làm lễ), Sâm lâm thư (có nội dung phỏng đoán về những vấn đề siêu hình), cũng như Áo nghĩa thưđược xem là những văn bản Thiên khải, tức là được “trời khai mở cho thấy”. Chúng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhánh tôn giáo sau này tại Ấn Độ. Người Ấn Độ thời Phệ-đà cầu mong các thần thánh ban cho nhiều con, sức khoẻ, phồn vinh, thắng kẻ thù, một cuộc sống trăm năm cũng như sự thứ lỗi cho những lần vi phạm quy luật vũ trụ hoặc “chân lí”, và sau khi chết được lên thiên đường, trú xứ của Đế Thíchvà chư thiên khác. Trách nhiệm của những người sùng tín là: 1. nghiên cứu kinh điển, giữ đúng lễ nghi tế tự, 2. tế tự chư thiên và tổ tiên và 3. nuôi dưỡng con trai để có thể giữ truyền thống cúng tế lâu dài.
2.3. “Bà-la-môn giáo” và những bước phát triển mới
Sự phát triển của tôn giáo Phệ-đà theo hướng nhấn mạnh sự thanh tịnh trong khi thực hiện tế lễ thần thánh đã mang lại một sự chuyên hoá trong giới Bà-la-môn trong thời đoạn 1000-500 TCN. Nó cũng đồng thời loại những người ở cấp dưới, phần lớn là không thuộc nhóm Nhã-lợi-an, thuộc cấp nô lệ, ra khỏi việc thực hành tế lễ cũng như nghiên cứu Phệ-đà.
Trong tay của các Bà-la-môn, bộ môn tế lễ đã trở thành một khoa học xử lí mối tương quan giữa năng lực hữu hiệu trong quá trình tế lễ và quy luật vũ trụ. Những mối tương quan giữa đại vũ trụ và vi quan vũ trụ, giữa chân ngôn với năng lực đi kèm và đối tượng được chân ngôn chỉ đến cũng như giữa hành vi tế lễ và sự việc xảy ra trong tương lai, tất cả đã dẫn đến một quan niệm bao gồm thế gian và sự tế lễ mà trong đó, người ta không cần thần thánh nữa. Thời đoạn này của Phệ-đà giáo cũng được gọi là Bà-la-môn giáo. Trong thời gian này, người ta tìm thấy những gì ban đầu chỉ được nhắc đến sơ qua trong Phạm thư, và không lâu sau đó được các Áo nghĩa thư trình bày rõ ràng: Khái niệm tái sinh và quy luật nhân quả (nghiệp). Giáo lí mới này cho rằng, những hành động tốt cũng như xấu trong đời này sẽ mang kết quả trong đời sau và như thế, nó cũng khiến người ta rút lui dần từ mục đích nguyên thuỷ của Phệ-đà giáo: Một cuộc sống trên thiên đường giờ đây không còn là sự việc cứu cánh vì nơi đó vẫn chịu quy luật tái sinh tái tử cũng như nghiệp quả. Như vậy thì chỗ giải thoát không thể có được nơi chư thiên và cũng không thể đạt được qua việc cúng tế. Giải thoát chỉ có thể được thực hiện qua trí huệ và mục đích của nhận thức này là trạng thái bất tử (sa. amṛtatva), cơ sở của tất cả những hiện hữu: brahman, hoàn toàn tương đồng với ātman, cái tiểu ngã. Với khái niệm này, tôn giáo Phệ-đà đã vượt qua cái bóng của chính nó.
Tôn giáo Phệ-đà mất vị trí hàng đầu ở Bắc Ấn trong những thế kỉ cuối trước CN, tại Nam Ấn thế kỉ thứ nhất. Nó vẫn tồn tại, nhưng chỉ trong một phạm vi hạn chế và gây ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực triết học dưới dạng Di-mạn-sai. Sau sự phát hiện Phệ-đà của các nhà nghiên cứu châu Âu và được kích động bởi tâm tư hào hứng truy nguyên của họ, người Ấn Độ cũng đã quay về với giáo lí Phệ-đà với những dấu hiệu rõ rệt trong trào lưu Tân Ấn Độ giáo cải cách sau này.
2.4. Ấn giáo Tì-thấp-nô
Hắc Thần, hiện thân của Tì-thấp-nô, và người yêu là Radhā
Tì-thấp-nô giáo là một tôn giáo nhất thần với cơ sở xuất phát từ sự đồng hoá vị thần Tì-thấp-nô trong tôn giáo Phệ-đà và vị thần siêu việt Na-la-diên-na, cũng như từ sự hoà nhập của một số lễ nghi phổ biến, đặc biệt là việc tôn xưng Hắc Thần ở Bắc Ấn Độ giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 2 TCN. Tì-thấp-nô Na-la-diên-na được tôn xưng là Bạc-già-phạm – nghĩa là Thế Tôn – và các tín đồ được gọi là Bạc-già-phạm đồ. Nên lưu ý là cách gọi Tì-thấp-nô giáo hoặc Tín đồ Tì-thấp-nô chỉ mới xuất hiện ở thế kỉ thứ 5.
Trong hình tượng Hắc Thần, người ta thấy được sự hoà hợp của nhiều trào lưu tế lễ thành một đơn vị. Cùng với Ba-la-la-ma – một Thần thể có những nét âm phủ cũng như tương quan đến phong tục tôn thờ rắn rồng và được xem là người anh – Hắc Thần được tôn thờ như một cặp thần và được xây đền thờ. Hắc Thần cũng được thờ trong nhóm Ngũ Anh Hùng gồm chính Hắc Thần, em là Ba-la-la-ma, hai con trai là Tam-ba, Đại Hùng Kiệt và cháu là A-nậu-lâu-đà trong bộ tộc Vrishni. Sau việc loại Tam-ba ra khỏi nhóm này thì những đại biểu của một trong hai nhóm quan trọng còn lại – các vị thuộc nhóm Ngũ Dạ – trong bốn thiên nhân còn lại những bước phân tán đầu tiên của thần thể tối cao. Nội bộ những đại biểu của nhóm thứ hai, các tín đồ Bạc-già-phạm, thì Hắc Thần Bà-tu-đề-bàđược xem là hiện thân toàn vẹn của thần Tì-thấp-nô Na-la-diên-na, được tôn xưng là vị thần tối cao. Vào khoảng thế kỉ thứ 6, 7, Tì-thấp-nô giáo lại đạt được một vị trí quan trọng vì đã hấp thụ phần lớn của một trào lưu thờ tự thần mặt trời. Hai trường sử thi Ấn Độ, Rāmāyaṇa, miêu tả cuộc đời của vị anh hùng Rāma, hiện thân của thần Tì-thấp-nô, và Mahābhārata, bao gồm toàn bộ Chí Tôn ca, đã giúp phổ biến Tì-thấp-nô giáo đến những nước Đông Nam Á.
Hai nhóm quan trọng nhất của Tì-thấp-nô giáo là Ngũ Dạ và Bạc-già-phạm. Nhóm Bạc-già-phạm tuân thủ giáo lí của Bà-la-môn giáo trước đây trong khi nhóm Ngũ Dạ được xem là phi chính thống. Từ thời vương triều Cấp-đa (tk. 5) thì ranh giới giữa hai nhóm này đã mờ dần. Những nhóm quan trọng xuất hiện sau và tồn tại đến ngày nay là nhóm Śrīsaṃpradāya, có nguồn từ giáo lí Chế hạn bất nhị của La-ma-nã-già (1055-1137) và được phân thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau; nhóm Brahmasaṃpradāya với học thuyết Nhị nguyên của Madhva (~1238-1317); nhóm Rudrasaṃpradāya theo giáo lí Bất nhị nhất nguyên thuần tuý của Viṣṇusvāmin với hai nhánh được lập bởi Vallabha và Caitanya; và nhóm Sanakādisaṃpradāya, được Nimbārka sáng lập, theo giáo lí Nhị nguyên kiêm bất nhị. Ngày nay, Tì-thấp-nô giáo được xem là một trong hai trào lưu tôn giáo Ấn Độ quan trọng nhất song song với Thấp-bà giáo.
2.5. Ấn giáo Thấp-bà
Thấp-bà dưới dạng Du-già sư (yogin) đang toạ thiền, Bangalore
Thấp-bà giáo là một tôn giáo phần lớn theo thể hệ nhất thần, nhưng một vài nhánh thiên về mối quan hệ nhị nguyên Thấp-bà-Tính lực hoặc thừa nhận tính đa nguyên với nhiều linh hồn vĩnh cửu. Tôn giáo này cũng xuất phát từ mối quan hệ với một vị thần đã được nhắc đến trong thánh điển Phệ-đà là Lỗ-đặc-la. Lỗ-đặc-la được miêu tả là hung bạo, nguy hiểm. Ông cai quản lĩnh vực bệnh tật và chữa trị; mũi tên của ông là những điều âu lo của các vị thần khác và những cơn bão tố, hiện thân của thần gió (Phong thần), được xem là những hiện tượng tuỳ tòng ông. Thấp-bà, dịch ý là “cát tường”, “thiện”, là một uyển ngữ được dùng để hoãn hoà vị thần hung tợn này. Ông được gọi là Tự tại chủ, Đại tự tại chủ.
Theo giáo lí cao nhất thì Thấp-bà dưới dạng tối cao không mang bất cứ một thuộc tính nào và đồng nhất với Phạm thiên của hệ thống Phệ-đàn-đa. Về khía cạnh nhân cách thì Thấp-bà có thuộc tính, bao hàm hai nguyên lí nam cũng như nữ. Nguyên lí nữ được thể hiện qua tính lực, tức là nhân tố chủ động trong nhận thức, ý muốn, hành động, tự che đậy và ban ân của Thượng đế. Trong thần thoại, nguyên lí nữ được xem là vợ của thần Thấp-bà, dạng hiền hậu tịch tĩnh là Tuyết sơn thần nữ, dạng phẫn nộ hoặc tàn phá là Đỗ-nhĩ-ca.
Chính thần Thấp-bà lại xuất hiện trong thần thoại như một Du-già sư hoặc một vị thần hàng phục yêu quái, tàn phá thế giới. Hai hình tượng có liên hệ đến con đường giải thoát của tín đồ Thấp-bà giáo. Con đường xuất phát từ việc tôn xưng thần Thấp-bà, qua thiền quán cho đến sự giải thoát khỏi những trói buộc của của tâm linh cá biệt mang hình tướng trong thế gian. Sau đó, tâm linh này đạt tâm thức tối thượng của đấng tối cao. Các trói buộc phát sinh từ sự vướng mắc vào vật chất và qua đó, năng lực tri thức và hoạt động vô biên của tâm thức tối thượng bị những nhân tố như sau hạn chế tối đa: Thời gian, không gian và quy luật nhân quả, giới hạn của cảm nhận, giới hạn của tri thức và khả năng hành động. Qua sự vây phủ làm u tối tâm thức nên dị biệt và đa dạng của các hiện tượng xuất hiện, thay thế cái đơn nhất trong tâm thức tối cao của tất cả những hiện hữu. Diệt trừ cái thiên hình vạn trạng này – và như thế cũng có nghĩa là diệt trừ thế gian qua ân sủng của thần Thấp-bà – được thực hiện bằng sự bộc phát của tri thức giải thoát, phá huỷ tấm màn vô minh, giải phóng linh hồn của tín đồ ra khỏi vòng sinh tử.
108 Liṅga được khắc trên đá, bờ sông Tungabhadra, Hampi, Ấn Độ
Đồ tượng quan trọng nhất của tín đồ Thấp-bà là Liṅga, được xem là biểu tượng của dương vật. Thánh điển bao gồm các bộ A-hàm và Đát-đặc-la. Với thời gian, Thấp-bà giáo hấp thụ một loạt truyền thống sùng bái độc lập khác, trong đó có truyền thống thờ cúng vị thần chiến tranh Skanda và Gaṇeśa (cả hai đều được xem là con của Thấp-bà), sự sùng bái rắn rồng, một phần của truyền thống tôn thờ mặt trời và nhiều thần thể và nghi thức thờ phụng của các địa phương khác.
Có nhiều trường phái khác nhau trong Thấp-bà giáo. Trường phái Tôn thờ Thú chủ giữ một vị trí quan trọng trong thời gian đầu với phong cách tu tập khổ hạnh, tự tách li ra khỏi xã hội một cách khiêu kích. Từ phái này lại phát triển một số nhánh nhỏ với những quan điểm rất cực đoan, ví dụ như nhánh Kāpālika. Ngược lại, trường phái Tôn thờ Thấp-bà lại theo các phong tục Bà-la-môn giáo rất sớm. Cả hai trường phái đều chú trọng việc luyện tập Du-già và đã góp phần rất nhiều trong việc phát triển phương pháp này. Khống chế du-già hoặc Kuṇḍalinī du-già được nhánh Nātha tại Đông Bắc Ấn Độ phát triển. Tại Nam Ấn, trào lưu Tín ngưỡng đã dẫn chấn hưng Thấp-bà giáo. Song song với những bộ A-hàm và sự tiếp xúc tư tưởng Phệ-đàn-đa, những bài tụng niệm sùng tín của nhóm Nāyanār cũng được xem là nguồn gốc của trường phái Thấp-bà tất-đàn-đa tự cho là sự hoàn tất tối hậu của Thấp-bà giáo.
Trong thế kỉ 12, một trường phái khác là Vīraśaiva xuất hiện, hàm chứa một thành tố cải cách xã hội khá lớn. Dưới ảnh hưởng của học thuyết Bất nhị phệ-đàn-đa, trường phái Thấp-bà Kashmir được thành lập trong thế kỉ thứ 8, nhấn mạnh vào sự hoà hợp tín ngưỡng và Đát-đặc-la thành một giáo lí nhất nguyên. Thấp-bà giáo vẫn gây ảnh hưởng lớn đến xã hội Ấn Độ và song song với Tì-thấp-nô giáo, nó vẫn là nhánh tôn giáo lớn và quan trọng nhất của tín đồ Ấn Độ giáo.
2.6. Ấn giáo Tính lực
Giữ vị trí trung tâm sùng bái của Tính lực giáolà Thiên nữ Tính lực Chỉ Thiên nữ này nhận thức và hành động, tạo tác, gìn giữ và tiêu huỷ thế giới, làm toại nguyện, ban ân, giải thoát. Thiên nữ Tính lực là sự tổng hợp của tất cả những năng lực, nghĩa là năng lực của tất cả các vị thần, đặc biệt là thần Thấp-bà và Tì-thấp-nô.
Về mặt lịch sử thì Tính lực giáo xuất phát từ những trào lưu tôn giáo bộ tộc. Có thuyết cho rằng, Tính lực giáo có thể bắt nguồn từ việc tôn thờ Thiên nữ thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ nhưng thuyết này vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục. Từ những thế kỉ đầu CN, Tính lực giáo được hoà nhập vào Thấp-bà giáo, và khoảng từ thế kỉ thứ sáu lại đạt vị trí quan trọng qua sự hỗ trợ của truyền thống Bà-la-môn, sau lại được chủng tính Sát-đế-lợi (chủng tính vua chúa và quân đội) tôn sùng vì được xem là nữ thần chiến tranh. Nhưng chỉ từ thế kỉ thứ 10, Thiên nữ Tính lực mới vượt hẳn các vị thần nam tính khác, đặc biệt là Thấp-bà, và kể từ đây, mối quan hệ nam nữ được đảo ngược: Không có Thiên nữ Tính lực thì các vị thần khác không còn khả năng nhận thức và hoạt động. Với thời gian, Tính lực giáo đã hấp thụ nhiều truyền thống tôn sùng các nữ thần địa phương, hoà nhập họ vào truyền thống thờ phụng Thiên nữ Đỗ-nhĩ-ca hoặc Ka-livà qua đó, đã góp phần rất lớn trong việc Ấn giáo hoá các trào lưu tín ngưỡng bộ tộc. Hiện nay, Tính lực giáo vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo tại Ấn Độ. Song song với các bộ Đát-đặc-la có cùng với Thấp-bà giáo, Tính lực giáo còn có những bộ thánh điển riêng, xuất hiện kể từ thế kỉ thứ 10. Việc sùng bái Thiên nữ Tính lực bao gồm việc cúng tế súc vật (cá, gà trống, dê, bò), thậm chí cả người cho đến thời đế quốc Anh. Công phu tu luyện bao gồm các nghi lễ Đát-đặc-la với chân ngôn và những biểu tượng bí mật, thỉnh thoảng bao gồm sự giao hợp theo nghi thức Mật giáo.
2.7. Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên
Giáo lí Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên cũng tự phát triển thành một giáo phái riêng biệt. Đại biểu xuất sắc nhất của tông phái này là Thương-yết-la, theo truyền thuyết thì sống vào khoảng 788-820 (theo các nhà nghiên cứu hiện đại thì phải trước đó khoảng 100 năm). Ba điểm khởi phát của Thương-yết-la là Áo nghĩa thư, Chí Tôn ca và các bộ Phạm kinh. Trên cơ sở này, Thương-yết-la đã kiến lập một thế giới quan và một giáo lí giải thoát đi xa những quan điểm của Phệ-đà giáo trước đây: Thế giới, cùng với các vị thần, là sản phẩm của huyễn ảnh, là huyễn tượng. Chỉ Phạm thiên mới sở hữu hiện thực tối cao và Phạm thiên lại đồng nhất với tiểu ngã. Từ việc hoá đồng Phạm thiên và tiểu ngã, Thương-yết-la kết luận là không có những linh hồn cá biệt. Tất cả những đa dạng đều là hư huyễn, chỉ có giá trị tạm thời, chỉ là những hiện thực tương đối. Sự đa dạng biến mất khi trí huệ cứu cánh dẫn dắt tâm thức cá nhân hoà nhập với Phạm thiên và như vậy có nghĩa là dẫn đến giải thoát. Bất nhị Phệ-đàn-đa đã gây ảnh hưởng lớn đến Thấp-bà giáo, đã đóng dấu ấn của nó trong Thấp-bà giáo nhánh Kashmir. Bất nhị Phệ-đàn-đa được Tì-thấp-nô giáo cải biến rất nhiều, ví dụ như trong giáo lí Chế hạn bất nhị của La-ma-nã-già. Nhưng điểm nổi bật của giáo lí Bất nhị Phệ-đàn-đa này là việc nó ảnh hưởng rất lớn đến trào lưu Tân Ấn Độ giáo sau này.
2.8. Tân Ấn Độ giáo
Tân Ấn Độ giáo (neo-hinduism) khởi đầu như một phong trào cải cách, đã góp phần rất lớn trong phong trào đấu tranh giành độc lập tự do của Ấn Độ trong thế kỉ 19, 20 và đặc biệt được phổ biến trong giới thượng lưu thành thị. Tuy nhiên, Tân Ấn giáo sớm đã cho thấy khuynh hướng tập hợp rất mạnh, tìm cách dung hợp các truyền thống tôn giáo Ấn Độ và tiếp nối chúng với những khái niệm và lí tưởng có nguồn từ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Phong trào này thể hiện dưới nhiều dạng – địa phương cũng như toàn quốc – và những nhánh quan trọng đáng kể nhất là:
– Brāhma Samāj (“Phạm hội”), được thành lập bởi Rām Mohan Roy (1772-1833) năm 1828, sau lại mang đậm dấu ấn của hai nhà lĩnh đạo Devendranāth Tagore (1817-1905, bố của Rabindranath Tagore) và Keshab Chandra Sen (1838–1884). Brāhma Samāj bác bỏ chế độ chủng tính Ấn Độ cũng như những tín ngưỡng cực đoan của truyền thống Ấn Độ giáo như việc hoả thiêu góa phụ (satī), phản đối việc tôn thờ thánh tượng. Nhìn chung, quan điểm luân lí và thực hành của Brāhma Samāj chịu ảnh hưởng Cơ Đốc giáo rất mạnh.
– Ārya Samāj (“Thánh hội”), được Dayānanda Sarasvati thành lập vào năm 1875. Nhóm này độc duy dựa vào nền tảng của thánh điển Phệ-đà (veda), nhưng lại dùng nó một cách rất tuyển trích. Chủ trương không tôn thờ thánh tượng tuy bị ảnh hưởng với Cơ Đốc giáo, nhưng lại được giải thích theo Phệ-đà. Nhìn chung, Ārya Samāj tìm cách đối đầu các nhà truyền đạo Cơ Đốc bằng một truyền thống tôn giáo tương đương, đặc thù Ấn Độ.
– Rāmakṛṣṇa (“La-ma Hắc Thần”), được thành lập năm 1897 bởi Svāmī Vivekānanda (1863-1902) để tưởng niệm đến tôn sư là Rāmakṛṣṇa Paramahaṃsa (1836-1886). Trên cơ sở Bất nhị Phệ-đàn-đa, tất cả các tôn giáo đều được xem là những con đường dẫn đến mục đích tối hậu mặc dù chúng được xem là thấp vì còn vướng mắc vào những hiện thực cấp bên dưới. Từ Cơ Đốc giáo, hiệp hội Rāmakṛṣṇa hấp thụ thành phần tham gia công tác xã hội, nhưng lại giải thích bằng những truyền thống Ấn Độ như chúng được ghi lại trong Chí Tôn ca và giáo lí nghiệp quả.
Các nhánh truyền đạo Ấn Độ được dẫn đầu bởi các “Gurus” gốc Ấn tại phương Tây có thể được liệt kê vào Tân Ấn Độ giáo. Tại Ấn Độ, Tân Ấn Độ giáo chính nó lại có khuynh hướng dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa duy vật (materialism) và chủ nghĩa bất khả tri (agnosticism) của phương Tây hơn là hai tôn giáo có truyền thống lâu dài là Thấp-bà giáo và Tì-thấp-nô giáo.
Ảnh hưởng đến các tôn giáo khác
Sikh giáo, Jaina giáo và Phật giáo được pháp luật Ấn Độ quy vào Ấn Độ giáo, nhưng được cả thế giới công nhận là những tôn giáo độc lập.
3. Cơ sở chung của các nhánh Ấn Độ giáo
Vì xuất phát từ những truyền thống tương quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng liên tục lẫn nhau và phát triển lâu dài trong một môi trường, dưới những điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế gần như giống nhau nên tất cả những nhánh tôn giáo Ấn Độ đều mang những điểm tương đồng rất rõ.
3.1. Luân hồi
Thuộc về những điểm căn bản chung là quan điểm luân hồi, là thừa nhận hiện tượng thành, trụ, hoại và diệt của thế giới hiện tượng theo chu kì. Cùng với nó, người ta thấy một sự đánh giá rất cao của cội nguồn, được xem là thanh tịnh và toàn hảo. Từ đó lại phát xuất một cách đánh giá đạo đức ngược dòng: Thế giới không tiến bộ theo thời gian mà chỉ suy đồi cho đến lúc một vị thần xác định một khởi điểm mới. Trong giai đoạn ở giữa, luân lí suy đồi, trí huệ hạ giảm. Loài người hiện đang sống trong thời mạt thế, thời kì cuối của bốn thời kì của kiếp này. Quan điểm này lại khởi phát một sự tôn kính truyền thống. Kiến thức truyền thống được tôn kính và gìn giữ vì tuổi tác mặc dù thực tế nó đã được thay thế bằng những kiến thức mới. Qua đó người ta có thể hiểu được vì sao tất cả tín đồ Ấn Độ giáo tôn kính các bộ Phệ-đà mặc dù thực tế họ gần như không biết chúng và cũng chẳng cần chúng trong giáo lí hoặc quá trình tu tập của họ.
Đi cùng với thuyết luân hồi là thuyết tái sinh và thuyết nhân quả. Tất cả những truyền thống tôn giáo cao cấp xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ – kể cả Phật giáo và Kì-na giáo – đều thừa nhận thuyết này mặc dù có một vài điểm trong đó được biến đổi. Thuyết này đòi hỏi học thức nên chỉ ảnh hưởng đến những giai cấp trung lưu và thượng lưu: Trong giai cấp thấp hoặc ở những bộ tộc – như vậy là phần lớn của dân số Ấn Độ – thì thuyết này chỉ có ít, hoặc không có ảnh hưởng gì.
3.2. Chế độ chủng tính
Tất cả những nhánh Ấn Độ giáo đều hoạt động trong chế độ chủng tính, mặc dù phần lớn đã phản đối kịch liệt chế độ này. Trong những nhánh đề cao tín ngưỡng, chế độ này hoàn toàn không có một cơ sở hợp pháp hoá nào, nhưng lại được những văn bản cổ về luật pháp đưa ra và đòi hỏi tuy chúng thuộc vào thời hậu phệ-đà và không có bản chất khải thị. Ta có thể xếp chế độ chủng tộc vào mô hình giải thích thuyết luân hồi tái sinh một cách vô mâu thuẫn, nhưng sự việc này không có nghĩa là nó phải được xem là một hiện tượng tất nhiên. Trong Ấn giáo Tì-thấp-nô, Thấp-bà cũng như Tính lực, người ta đã từng tìm thấy những cuộc đấu tranh phản đối chế độ chủng tính nhưng dưới sự đô hộ của các chế độ theo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo sau này, không gian cho sự tranh đấu chống lại những cấu trúc truyền thống đã trở nên eo hẹp. Chỉ trong thời cận đại và đặc biệt là sau khi giành được độc lập (1947), chế độ chủng tính mới bị loại ra khỏi hiến pháp.
3.3. Tôn thờ Thánh tượng
Cuối cùng, điểm có chung của tất cả các nhánh Ấn Độ giáo là việc tôn thờ Thánh tượng. Việc tôn thờ này – thường có đối tượng là một vị thần nhất định – đã được phổ biến đến mực độ được thu nhập vào nhánh Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên, mặc dù theo giáo lí này, sự thể hiện của một thần linh vẫn còn nằm trên tầng cấp vô minh, hư huyễn.
Hang Batu ở Malaysia có bức tượng Chúa tể Murugan cao thứ 2 trên thế giới là nơi thu hút các tín đồ trong lễ hội Thaipusam (hình trái).
Tục đốt xác bên bờ sông Hằng và lễ hội hành xác kỳ lạ Thaipusam để thờ thần chiến tranh thường diễn ra ở các quốc gia có người theo đạo Hindu như Ấn Độ, Singapore hay Malaysia.
Sati là một tục lệ được thực hiện bởi các tín đồ theo đạo Hindu. Theo đó, khi người chồng qua đời và được đem đi hỏa táng, góa phụ phải tự nhảy vào giàn thiêu theo chồng. Nó được coi là một hành động của lòng mộ đạo cao cả nhất và được cho là sẽ tẩy rửa hết tất cả tội lỗi của người phụ nữ, giúp người đó thoát khỏi vòng luân hồi cũng như đảm bảo sự cứu rỗi cho tâm hồn không chỉ người chồng mà còn cả 7 thế hệ tiếp theo.Cái tên Sati được đặt theo tên của một vị thần, người đã tự vẫn trước sự lăng nhục của cha đối với người chồng – thần Shiva. Hy sinh vì chồng, nhờ vào truyền thuyết này mà đã trở thành một “biểu tượng cho sự dâng hiến của người phụ nữ”.
Xem thêm: Tải Game Việt Hóa Full Dlc Crack
Comment: Quan niệm lạc hậu trong giáo lí Ấn Độ giáo như: phân tầng giai cấp xã hội, Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua, luật quả – luân hồi… đã kéo lùi đời sống xã hội Ấn độ khiến các tầng lớp dân nghèo luôn chìm sâu trong lạc hậu và khổ đau mặc dù khoa học đã tiến rất xa và đời sống của xã hội hiện đại đã thay đổi rất nhiều.
Chuyên mục: Hỏi Đáp