Chia sẻ Ancol Etylic Là Gì – Công Thức Của Ancol Etylic Là là ý tưởng trong content hôm nay của Kí tự đặc biệt Free Fire Bathoang.vn. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.
Giới thiệu chung
Etanol hay còn gọi là rượu etylic, ancol etylic, là thành phần chính của rượu, bia và đồ uống có cồn, là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no nằm trong dãy đồng đẳng của CH3OH có công thức hóa học là CH3-CH2-OH. Gồm một nhóm etyl CH3-CH2- liên kết với một nhóm hidroxyl (–OH), thường được viết tắt là EtOH.
Bạn đang xem: Ancol etylic là gì
Tính chất vật lý của etanol
Etanol là một chất lỏng không màu, trong suốt, mùi thơm ,vị cay, nhẹ hơn nước, tan trong nước vô hạn, dễ bay hơi.
Khối lượng riêng 0,789 g/cm3
Nhiệt độ sôi 78,39 độ C
Nhiệt độ nóng chảy ở 114,15 độ C,
Etanol tạo liên kết hidro nên nhiệt độ sôi cao hơn các dẫn xuất của hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương:
Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon
Tính chất hóa học của etanol
Với hóa học phổ thông, rượu etylic có 3 tính chất quan trọng nhất là phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng cháy và phản ứng este hóa với axit axetic
1. Etylic C2H5OH phản ứng với oxi
Rượu etylic dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời,toả nhiều nhiệt
C2H5OH + 3O2 →to 2CO2 + 3H2O
2. Etanol C2H5OH tác dụng với Na, NaNH3
Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2
2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑
C2H5-OH + NaNH2 → C2H5-ONa + NH3
3. Etanol C2H5OH phản ứng với axit axetic
Tổng quát phản ứng este hóa
ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O
Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng.
Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.
C2H5OH + CH3COOH ↔ CH3COOC2H5 + H2O
Etylic axit axetat Etylaxetat
**Nâng cao
Phản ứng với axit halogen
CH3-CH2-OH+ HBr →H2SO4.CH3-CH2 -Br+ H2O
CH3-CH2-OH+ HCl →ZnCl2CH3-CH2 -Cl+ H2O
Khả năng phản ứng: HI > HBr > HCl > HF
Phản ứng tách nước
Phản ứng tách nước (đề hiđrat hóa) của etanol tạo thành etylen và nước.
C2H5OH →H2SO4 đặc, 170oCC2H4 + H2O
Phản ứng dehydro hóa (tách hidro)
CH3CH2OH→Cu, 200-300o C CH3CHO + H2
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Tác nhân oxy hóa: KMnO4, K2Cr2O7, CrO3…
CH3-CH2OH+ KMnO4 → CH3-COOK + MnO2 + KOH
Phản ứng lên men giấm
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với xúc tác là men giấm ở 25 độ C tạo thành axit axetic (giấm ăn)
C2H5OH + O2 →men giấm CH3COOH + H2O
Phản ứng tạo buta -1,3 – dien
2C2H5OH → Al2O3, ZnO, 450oC CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2
Các phương pháp điều chế ancol etylic
2 Phương pháp điều chế thông dụng nhất của etanol là lên men đường hoặc tinh bột và cộng hợp etylen với nước.
Xem thêm: Sap System Là Gì – Những Cái Nhìn Rõ Nét Nhất Về Phần Mềm Sap Erp!
Tinh bột hoặc đường → Rượu etylic.
C6H12O6 → 2CH3CH2OH + 2CO2
Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác
Tuân theo quy tắc Maccopnhicop
Phản ứng cần xúc tác acid: H2SO4, H3PO4 (không dùng HX)
CH2 = CH2 + H2O → C2H5OH
Ngoài ra còn các phương pháp sau:
Cộng hidro vào andehit
CH3CHO + H2 →Ni, toCH3-CH2-OH
Thủy phân C2H5-X, dẫn xuất của este
C2H5X+ NaOH → C2H5OH +NaCl
CH3COOC2H5 + H2O → C2H5OH + CH3COOH
Ứng dụng của rượu etylic
Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô, cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm.
Trong công nghiệp dung làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp; dùng pha chế các loại rượu uống,..
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về tính chất hóa học và cách điều chế etanol. Mọi ý kiến thắc mắc các bạn có thể để lại bình luận ở dưới, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình cho các bạn. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu về các kiến thức hóa học khác ở các đường link dưới đây:
Tính chất hóa học của axit axetic : Axit axetic có công thức là CH3COOH. Một hợp chất được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất. Vậy nó có những tính chất hóa học gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này .
Xem thêm: Tam Giáo Đồng Nguyên Là Gì, Tam Giáo Đồng Nguyên: Nho Phật Lão
Tìm hiểu về ancol và tính chất hóa học của ancol : Ancol, hay còn gọi là rượu, là những hợp chất rất quen thuộc đối với đời sống thường ngày của chúng ta. Vậy ancol có công thức và tính chất hóa học như thế nào, mời các bạn xem qua bài viết …
Chuyên mục: Hỏi Đáp