Review Gacha Là Gì – Trò Chơi điện Tử ‘gacha’ Là Gì là conpect trong nội dung hôm nay của Kí tự đặc biệt Free Fire Bathoang.vn. Tham khảo bài viết để biết đầy đủ nhé.
LỜI MỞ ĐẦU
Khi bước chân theo đuổi nghề Game Designer – Thiết kế Game, mỗi người có một ước mơ khác nhau. Người thì muốn tạo ra một tựa game hay để đời, người có hi vọng kiếm được doanh thu triệu đô hay chỉ đơn giản, ghét mấy gã nhà phát hành hút máu, muốn tạo một tựa game miễn phí có chất lượng cho cộng đồng, ai vui sẽ trả tiền một cách xứng đáng (mà ca này nhiều lắm nhé, rất nhiều người tôi quen khi vừa làm đều nói câu đó).
Bạn đang xem: Gacha là gì
Nhưng cuộc sống mà, sau một thời gian mơ mộng, thì cái bụng trống kéo tôi về với cuộc sống hiện tại. Thiết kế Monetization (mô hình kiếm tiền) dường như là một công đoạn bắt buộc khi sản xuất một tựa game ở thời điểm hiện tại.
1. GACHA TRONG CÁC MÔ HÌNH KIẾM TIỀN
Có khá nhiều mô hình tổng hợp được áp dụng nhưng gói gọn sơ lược ở các phương án chính
Paid – Mua thẳng một game trên storeFreemium – Tải miễn phí nhưng cần trả tiền để mở khóa các tính năng nâng cao (Chế độ chơi, Contents, Subscription …). Đương nhiên là vẫn có thể áp dụng mô hình này ở phương án Paid nếu game đủ sâu và có lượng fans tốtTry and Buy – Cho tải bản chơi thử kèm theo giới hạn thời gian hoặc tính năng. Sau khi trải nghiệm thì cần trả phí để nâng cấp lên bản Full.
Theo quan điểm của tôi, mô hình Freemium hiện tại vẫn là mô hình mang lại sự thoải mái cho users và hợp lí nhất ở thời điểm hiện tại.
Bạn có thể tham khảo 5 mô hình kiếm tiền Freemium hiệu quả nhất TẠI ĐÂYTôi đặc biệt thích cách sử dụng Gacha – Hệ thống rương quà trong khá nhiều thiết kế ở các game Freemium thành công. Đây là mô hình kiếm tiền đã từng thống trị thị trường Nhật Bản và ngày càng lan rộng sang phong cách Thiết kế Game ở phương Tây.
Bài viết này sẽ giới thiệu về Gacha cùng một số khuyến nghị về các phương thức để áp dụng Gacha vào trong Thiết kế Game.
2. GACHA LÀ GÌ ?
Từ Gacha có nguồn gốc từ “gachapon” – là một loại máy bán hàng tự động của Nhật Bản phân phối các viên nang nhựa có chứa đồ chơi. Các đồ chơi thường là các nhân vật chính của các bộ truyện tranh hoặc phim hoạt hình nổi tiếng và mục tiêu của người mua là hoàn thành được một bộ sưu tập.
Gachapon là âm thanh thỏa mãn mà máy tạo ra khi người chơi quay Gacha và nhận được vật phẩm.
Hiện nay các máy này vẫn còn đang được sử dụng phổ biến. Gacha có thể có sức gây nghiện khủng khiếp. Rất nhiều thứ có thể bỏ vào trong các viên nang để người mua thu thập. Vì người chơi Gacha không biết họ sẽ nhận được món đồ chơi nào, họ phải tiếp tục chơi để hoàn thành bộ sưu tập của mình rồi khoe với bạn bè hoặc chỉ đơn giản là thỏa mãn thú vui của mình.
Hầu như tất cả các game trên nền tảng mobile thành công của Nhật gần đây đều tích hợp cơ chế này. Đáng kể nhất phải nhắc đến Puzzles & Dragons.
Trong Thiết kế Game, Gacha được đưa vào để tái hiện sự phấn khích mà các máy bán hàng tự động mang lại. Người chơi sẽ quay các Gacha ảo để nhận được các vật phẩm có giá trị trong game (trang bị hiếm, nhân vật, thẻ tướng hoặc có thể là tất cả mọi thứ ).
3. NÊN THIẾT KẾ GACHA THẾ NÀO ?
Nếu game bạn sử dụng Gacha là hệ thống kiếm tiền chính. Lời khuyên của tôi là nên viết về nó ngay từ đầu trong Game Design Document của mình (GDD).
Nếu bạn là người mới, hãy tham khảo cách viết Game Design Document chi tiết tại BÀI VIẾT NÀYĐừng bao giờ chèn vào như một tính năng kèm theo trong giai đoạn sản xuất hoặc tệ hơn là sau khi phát hành mà không hề có tính toán.
Tại sao ư? Tại vì chính bản thân tôi đã từng làm như vậy. Và kết quả mang lại hầu như không đáng kể so với công sức bỏ ra. Hệ thống Gacha cần được đảm bảo một số yếu tố tiên quyết để có thể hoạt động hiệu quả
Game có chiều sâu với nội dung (contents) phong phú.Hệ thống tạo được sự phấn khích và ham muốn sưu tầm vật phẩm của người chơi. Điều này cần xác định ngay khi bạn bắt đầu viết GDD cho bản Product sau khi đã có Core Gameplay.Vòng đời game cần có sự phát triển, tiến hóa hoặc mở rộng về nội dung để thúc đẩy việc thu thập. VD: Nâng cấp nhân vật, mở khóa vùng đất mới…Một Game Mechanic hiệu quả để tái sử dụng các vật phẩm (vì sẽ rất khó & lãng phí tài nguyên nếu mỗi lần mở Gacha người chơi nhận được những vật phẩm khác nhau). VD: Sử dụng thẻ tướng để nâng cấp tướng -> Dẫn đến việc thúc đẩy sưu tập các thẻ tướng ưa thích.
Đương nhiên là vẫn có những Game thêm vào hệ thống Gacha sau khi ra mắt và vẫn thành công về mặt doanh thu. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng đây là may mắn và nhiều khả năng đã có sự tính toán từ trước của Game Designer từ giai đoạn sản xuất.
Quan điểm của tôi
Những gì bạn cho là tinh túy nhất trong game của mình, hãy chuẩn bị một cách thật kĩ lưỡng và nó nên được xuất hiện trong phiên bản đầu tiên.
Nhằm mục đích tối ưu hóa doanh thu trong việc Bán hàng (IAP) hoặc Quảng cáo (Rewarded Ads) và quan trọng hơn hết là giữ chân người chơi ngay từ ngày đầu (Day1).
Xem thêm: Network Là Gì – Lợi ích Và Các Loại Network
4. MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ GACHA
Gacha trong game có bề nổi như là một hệ thống phụ thuộc vào sự may mắn của người chơi (dĩ nhiên thực tế thì không phải vậy).
Việc thiết kế Gacha bản chất là làm việc với toán xác suất kết hợp với việc phân phối nội dung.
a. Phương pháp thô
Đây là phương pháp cơ bản. Chỉ cần đặt tất cả các vật phẩm mà bạn muốn phân phối vào Gacha, gán cho nó một xác suất rồi để vận may của người chơi làm việc còn lại.
VD : Rương chứa 3 món đồ A(20%), B(30%), C(50%).
Ưu điểm
Tốn ít chi phi cho người thiết kế và người cài đặt.
Nhược điểm
Gần như không kiểm soát được hành vi của người chơi và lợi nhuận mang lại. Chính vì nhược điểm lớn này mà phương pháp này ít khi được áp dụng.
b. Phương pháp có sự can thiệp
Đây là phương pháp được cải tiến từ phương pháp thô. Mỗi vật phẩm có một trọng số để sau một số lượng lần mở nhất định. Tỉ lệ ra vật phẩm đó là 100%.
VD: Rương chứa 3 món đồ có A(20%), B(30%), C(50%) vào lần mở đầu tiên. Trọng số A’(1%), trọng số B’(5%), trọng số C’(10%). Các trọng số này sẽ tăng dần theo cấp số cộng sau mỗi lần mở.
Vậy số lần mở tối đa để đạt được vật phẩm
Vật phẩm A = 1 + (100% – A)/A’= 81 lần
B = 1 + (100% – B)/B’= 15 lần
C = 1 + (100% – C)/C’= 6 lần
Phần trọng số có thể có nhiều biến thể, ở đây tôi chỉ nêu ví dụ đơn giản ở cấp số cộng.
Bạn hoàn toàn có thể đưa các công thức trên lên bảng tính Excel hoặc tự code 1 tool nào đó để có thể apply thẳng vào game.
Qua đó có thể kiểm soát được rõ ràng khoảng Min – Max chi phí cho một vật phẩm trong Gacha của bạn và xa hơn nữa là toàn bộ số tiền mà người chơi sẽ bỏ cho nhân vật hay thậm chí cho toàn bộ game của bạn.
5. MỘT VÀI MẸO ĐỂ THIẾT KẾ GACHA HẤP DẪN
Loại bỏ những vật phẩm không cần thiết cho người chơi.
Khi đã nâng cấp Max thì đừng cho ra vật phẩm đó nữa (bỏ hoặc thay thế bằng một thứ khác).
Cần có cơ chế Lò Rèn (Blachsmith) để tái sử dụng các vật phẩm vô giá trị.
Làm mới danh sách vật phẩm trong Gacha. Cách này các game như Clash Royale làm rất tốt.
Xem thêm: Yandex Là Gì – Hướng Dẫn Sử Dụng Yandex Mail
Lên kế hoạch phân phối Gacha. VD: Một số rương chỉ xuất hiện ở những thời điểm nhất định, những vùng đất nhất định…
LỜI KẾT
Sự may rủi luôn đồng hành với cuộc sống của con người từ khi khai thiên lập địa. Hãy cân bằng giữa tính toán và trải nghiệm để người chơi cảm thấy những đồng tiền họ bỏ ra cho sản phẩm của bạn là xứng đáng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp